Bảo Hiểm Liên Kết Đơn Vị Có Đáng Lo Như Bạn Đang Bị Dọa? - huytranmdrt.com

Hàng trăm thân chủ đã chọn Huy là tư vấn tài chính đồng hành cùng họ.

Bảo Hiểm Liên Kết Đơn Vị Có Đáng Lo Như Bạn Đang Bị Dọa?

December 29, 2022 8 phút đọc

Bảo Hiểm Liên Kết Đơn Vị Có Đáng Lo Như Bạn Đang Bị Dọa?

Anh chị thân mến,

Với xu hướng chuyển dịch nhiều sang bảo hiểm liên kết đơn vị vì càng hiểu về tài chính thì người tư vấn cũng như khách hàng nhận ra rằng bảo hiểm là bảo vệ tài chính, không phải là kênh đầu tư sinh lời trừ những người có tiền nhàn rỗi đầu tư thêm (topup), nhưng theo kinh nghiệm của riêng tôi thì 99% khách hàng chỉ tham gia bảo hiểm chứ topup thêm rất ít, nên chiến lược tài chính phù hợp là bảo vệ tài chính ở mức tối đa (số tiền bảo hiểm) ở cùng số phí đóng, còn gia tăng tài sản ở phần topup hoặc kênh đầu tư khác.

Nhưng một số đại lý không theo kịp xu hướng hoặc vô tình không hiểu cặn kẽ nhưng lại có những status ngắn, những bài viết gây hoang mang cho cả khách hàng và đại lý mới về sản phẩm này nên tôi xin viết bài này để chia sẻ kiến thức.

BẢO HIỂM LIÊN KẾT ĐƠN VỊ LÀ GÌ?

Cách đây nhiều năm bảo hiểm nhân thọ chủ yếu là bảo hiểm truyền thống, tiền đóng bảo hiểm sau khi trừ các loại phí thì sẽ được công ty đưa vào kênh tiền gửi là chính và trả lãi cho khách hàng, thông thường với hợp đồng bảo hiểm truyền thống, khách hàng phải đóng phí đều đặn hàng năm, nếu hết cả thời gian ân hạn là 60 ngày sau ngày đóng phí định kỳ, khách hàng không kịp đóng thì công ty bảo hiểm sẽ cho khách hàng vay từ chính giá trị hợp đồng để đóng phí và khách hàng phải trả lãi (công bố rõ ràng mức lãi vay trên website).

Hơn nữa sản phẩm truyền thống thường có kèm các quyền lợi bệnh lý nghiêm trọng nếu nhận quyền lợi thì khi tất toán/ đáo hạn hợp đồng sẽ phải trừ đi số tiền đã nhận quyền lợi. Chính vì tích hợp quyền lợi như vậy nên mức phí khá cao so với quyền lợi bảo hiểm tử vong. Tôi đã có sản phẩm này từ 2015 nên thấy rõ.

Sau đó thị trường bắt đầu có sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư là liên kết chung và liên kết đơn vị. Đều có 1 tính năng cực hay là linh hoạt đóng phí, nghĩa là không bắt buộc đóng phí hàng năm từ sau năm thứ 3, chỉ cần giá trị tài khoản >0 là các quyền lợi bảo hiểm vẫn còn nguyên. Nguyên tắc vận hành có khác nhau 1 chút khi liên kết chung thì sau khi trừ phí ban đầu,… tiền đóng phí sẽ chủ yếu đầu tư vào trái phiếu chính phủ còn liên kết đơn vị sẽ đầu tư vào nhiều lựa chọn như cổ phiếu, trái phiếu, công cụ thị trường tiền tệ tùy vào khẩu vị của khách hàng kết hợp với những tư vấn từ kinh nghiệm cá nhân của tư vấn viên.

Ở cả 2 dòng sản phẩm đầu tư này, trong cùng 1 hợp đồng khách hàng sẽ có 2 tài khoản là tài khoản cơ bản và tài khoản đóng thêm. Tài khoản cơ bản là thuần túy phục vụ cho việc duy trì các quyền lợi bảo hiểm, tài khoản đóng thêm là để nhận các phần thưởng riêng tùy sản phẩm và tiền nhàn rỗi khách hàng muốn đầu tư thêm. Và vì là tài khoản đóng thêm nên khách hàng có thể rút ra lúc nào cũng được mà không ảnh hưởng đến các quyền lợi bảo hiểm của tài khoản cơ bản. Hiện nay 1 số sản phẩm mới, khách hàng cũng có quyền rút miễn phí giá trị tài khoản cơ bản nhưng sẽ bị mất các quyền lợi thưởng nên tôi vẫn khuyên là không nên ‘’tơ tưởng’’ đến tài khoản cơ bản khi xác định tham gia bảo hiểm.

MẤT HIỆU LỰC?

Mất hiệu lực được định nghĩa là khi giá trị tài khoản hợp đồng không đủ để khấu trừ phí bảo hiểm rủi ro hàng tháng.

Nhiều người không hiểu cặn kẽ lại dọa khách hàng rằng bảo hiểm liên kết đơn vị (ILP) sẽ mất hiệu lực nhưng thực chất ngay cả bảo hiểm liên kết chung UL cũng có thể mất hiệu lực.

Vì sao? Vì dù hợp đồng kiểu nào nếu không đóng phí đều hay để ý giá trị tài khoản hợp đồng để đóng phí (bởi vì có khách hàng thấy linh hoạt nên từ năm thứ 4 có năm đóng có năm không đóng) thì giá trị tài khoản có thể không bù được phí bảo hiểm rủi ro nên hợp đồng sẽ mất hiệu lực.

Dòng bảo hiểm liên kết chung có lãi suất đảm bảo (1%-5%/năm tùy năm) nếu đầu tư thua lỗ còn bảo hiểm liên kết đơn vị thì khách hàng sẽ chịu mọi rủi ro cũng như hưởng toàn bộ kết quả đầu tư, nên theo lý thuyết chúng ta tưởng như là bảo hiểm liên kết đơn vị sẽ dễ mất hiệu lực hơn bảo hiểm liên kết chung nhưng thực tế không phải như vậy.

Công ty bảo hiểm tôi đang làm có sản phẩm liên kết đơn vị với quy định có lợi cho khách hàng: Chỉ cần đóng phí đầy đủ 3 năm đầu tiên khi đến hạn đóng phí thì dù có kết quả đầu tư như thế nào (thua lỗ) thì vẫn đảm bảo hiệu lực hợp đồng. Mà anh chị biết từ năm 4+, phí ban đầu không còn nữa. Nghĩa là 3 năm đầu phí ban đầu cao thì công ty đã đảm bảo hiệu lực sẽ được duy trì, từ năm 4 trở đi phí ban đầu không mất nữa nghĩa là tiền đóng phí vào sẽ được mang đi đầu tư là nguyên vẹn, sau đó trừ 1 số phí như quản lý hợp đồng hay phí bảo hiểm rủi ro hàng tháng để đền bù khách hàng khi có rủi ro.

Ngoài ra, bảo hiểm liên kết đơn vị là tiền sau khi được phân bổ sẽ đầu tư vào quỹ, mua các đơn vị quỹ, giá quỹ có lên xuống theo thị trường chung nhưng cứ hàng năm khách hàng đóng phí đều đặn thì sẽ sở hữu 1 số lượng đơn vị quỹ mới với giá mua quỹ ở thời điểm đóng phí nên khách hàng được trung bình giá mua quỹ.

Lấy ví dụ thế này cho dễ hiểu:
  • Năm 2021, giá đơn vị Quỹ 30.000đ/ đơn vị. Khách hàng tham gia bảo hiểm 10 triệu, trừ phí ban đầu 85% là còn 1,5 triệu mua quỹ, số lượng đơn vị quỹ trong tài khoản có là 1,5 triệu/ 30.000đ = 50 đơn vị.
  • Năm 2022, giá đơn vị Quỹ bị xuống giá là 24.000đ/ đơn vị (-20%), khách hàng đóng phí năm 2 là 10 triệu, trừ phí ban đầu là 75% còn 2,5 triệu mua quỹ, số lượng đơn vị quỹ trong tài khoản có là 2,5 triệu/ 24.000đ ~ 104 đơn vị. Sau đó hàng tháng Quỹ sẽ được bán dần để trừ phí quản lý hđ, phí bảo hiểm rủi ro. Giả sử năm 2022 tiếp tục xuống giá quỹ hàng tháng thì có thể kết thúc năm này, giá trị tài khoản <0 (gọi là bị âm tài khoản luôn) nhưng hãy lưu ý là hợp đồng vẫn được công ty đảm bảo hiệu lực theo quy định.
  • Năm 2023, giả sử giá đơn vị quỹ tiếp tục xuống nhưng lúc này phí ban đầu bắt đầu còn thấp (20%) tiền được phân bổ mua Quỹ nhiều hơn và khách hàng sở hữu đơn vị Quỹ nhiều hơn và tài khoản lại tăng lên so với năm 2 dù giá Quỹ có giảm.
  • Năm 2024, lúc này là năm 4+ rồi, tiền được phân bổ 100% vì không mất phí ban đầu, nếu giá Quỹ có giảm tiếp thì lại được mua ở mức giá Quỹ mới và sở hữu số lượng đơn vị Quỹ nhiều hơn.
Cứ như vậy, đến khi tất toán/ đáo hạn, khách hàng có bao nhiêu đơn vị Quỹ nhân với giá Quỹ thời điểm đó và quy thành tiền mang về nhà.

Lịch sử đầu tư cho thấy chưa khi nào giá Quỹ đi xuống 2 năm liên tiếp, Giá Quỹ ví dụ lúc bán ra hơn 8 ngàn đồng, bây giờ sau gần 15 năm là 23 - 28 ngàn đồng (thời điểm tháng 12/2022). Tỉ suất lợi nhuận bình quân cũng 6-8%/ năm.


Nhưng để thuyết phục hơn tôi sẽ có 1 ví dụ với bảng excel kỳ công giả định thua lỗ đều đặn 20 năm là mỗi năm âm 20% (-20%) cho hợp đồng mỗi năm đóng phí 20 triệu để bảo hiểm 2 tỷ dành cho nam giới 30 tuổi. Tức là không cần biết thị trường lên xuống sao, cứ mỗi năm đóng phí 20 triệu trong 20 năm, nếu rủi ro tử vong, gia đình được đền bù luôn 2 tỷ. Nếu tử vong vì tai nạn, đền bù luôn 4 tỷ.

Chúng ta cùng xem hợp đồng thua lỗ liên tục 20 năm 20% thì có mất hiệu lực không hay là năm 20 vẫn còn tiền trong tài khoản nhé!
  • Ảnh 1: Bảng minh họa của cty, giá trị tài khoản ở năm 20, tỷ suất lợi nhuận bình quân 8,7%/ năm, là: 788,821,000đ:

  • Ảnh 2: Bảng excel tôi tự làm, giá trị tài khoản năm 20, tỷ suất lợi nhuận bình quân 8,7%/ năm, là 788,823,000đ lệch 2.000đ thôi nên coi như bảng excel của tôi là chuẩn:

  • Ảnh 3: Trọn vẹn 20 năm để xem dòng tiền phân bổ như thế nào:

Nếu muốn hiểu sâu cách vận hành của số phí đóng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, anh chị có thể xem video ở đây.
  • Ảnh 4: Giả định âm liên tiếp 20 năm mỗi năm -20% điều không bao giờ có thể xảy ra, tôi chỉ minh họa cho vui nhưng để thấy đến năm 20 hợp đồng vẫn còn 90 triệu trong tài khoản, làm sao mất hiệu lực được!

Bài viết trên có thể giúp anh chị hoàn toàn yên tâm với dòng bảo hiểm liên kết đơn vị với quyền lợi bảo vệ tài chính rất vượt trội và trong những kịch bản tồi tệ không tưởng về đầu tư thì các quyền lợi vẫn được đảm bảo nhé!

Nếu anh chị muốn tôi tư vấn giải pháp bảo hiểm liên kết đơn vị chi tiết, chỉ cần 2h làm việc cho 2 buổi, Quý anh chị hãy đặt lịch với Huy nhé!

-------------------------------------

Về Huy Trần,

Gia nhập ngành bảo hiểm nhân thọ từ 11/2019, Huy đã làm việc và hỗ trợ hàng trăm thân chủ xây dựng Quỹ dự phòng, tiết kiệm và đầu tư.

Tôi cũng tự hào khi có 3 danh hiệu FC (cố vấn tài chính), MDRT (hiệp hội tư vấn viên thượng đẳng toàn cầu), MBA (nhà kiến tạo đội ngũ ưu tú) ngay trong năm đầu tiên làm việc trong ngành Life Insurance. Đặc biệt tôi cũng là 1 trong 500 thành viên MFAs trong số gần 60.000 đại lý tại Manulife (cập nhật tháng 11/2021). Thông tin về MFA ở đây.

Với mong muốn giúp thân chủ hiểu rõ hơn những hợp đồng đang sở hữu và giúp các đại lý mới gia nhập ngành có thêm kiến thức, cách thức chia sẻ thông tin hợp đồng bảo hiểm, tôi đã lập ra website này để chia sẻ dựa trên những quan điểm, hiểu biết cá nhân và hi vọng đóng góp hữu ích cho Quý anh chị và cho ngành bảo hiểm nhân thọ phát triển hơn.

Nếu cần một tư vấn viên chuyên nghiệp hoạch định tài chính cho Quý anh chị, đừng ngần ngại, hãy yêu cầu liên hệ, tôi sẽ liên hệ cho Quý anh chị sớm nhất có thể để hỗ trợ anh chị sở hữu những giải pháp bảo hiểm liên kết đầu tư hữu ích.

Thân ái,

Huy Trần MDRT


Ý Kiến Của anh chị

Ý kiến bình luận sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng