Thưa anh chị,
Khi làm trong lĩnh vực tư vấn tài chính & bảo hiểm nhân thọ Huy mới hiểu về khái niệm tháp tài chính - Financial Pyramid. Nếu không được tiếp cận thì chắc Huy vẫn lầm tưởng và Huy tin rằng chắc chắn nhiều người trong số chúng ta cũng đang bị lầm tưởng. Vậy tháp tài chính là gì?
Đây là mô hình được nói đến nhiều trên toàn thế giới, tựu chung lại thì tháp tài chính sẽ là 3 tầng là bảo vệ tài chính, tiết kiệm và đầu tư. Hôm nay chúng ta sẽ cùng với nhau đi hơi ngược 1 chút. Chúng ta hãy đi từ đỉnh tháp đi xuống.
Tầng 3 - Tầng đầu tư
Đó là các khoản đầu tư nói chung như cổ phiếu, bất động sản, đồ cổ...Nói về việc đầu tư thì ai cũng ngời sáng niềm hi vọng vì đều mong được bước chân vào thế giới của những khoản đầu tư mang lại lợi nhuận cao, dòng tiền tốt. Và giữa lúc lãi suất tiền gửi có xu hướng giảm, nhiều tài khoản tham gia thị trường chứng khoán đã được tạo lập và trong số đó có cả những cô chú đã về hưu. Điều đó cho thấy rằng ai cũng quan tâm đến tài sản và cách thức làm thế nào để gia tăng tài sản.
Tầng 2 - Tầng tiết kiệm
Đó là Quỹ hưu trí, Quỹ học vấn cho con hay các khoản tiết kiệm cá nhân. Và tầng này chính là tầng tạo ra sự lầm tưởng lớn nhất. Một số người có khoản tiết kiệm cho các dự định như hưu trí, học vấn cho con...lại cho rằng đây chính là tầng dự phòng (tầng đáy). Nhưng không phải như vậy, bằng chứng là nếu khi không may mắc 1 căn bệnh hiểm nghèo cần điều trị với số tiền lớn thì những số tiền mà chúng ta tưởng rằng nó sẽ được dùng cho hưu trí hay quỹ học vấn cho con sau này, sẽ bị dùng làm viện phí! Và đương nhiên tầng tiết kiệm sẽ bị phá hủy.
Chưa hết khi tầng tiết kiệm bị phá hủy nhưng vẫn không đủ, gia đình có thể phải bán tài sản như cổ phiếu, bất động sản ở tầng đầu tư để chi trả cho viện phí, và như thế tầng đầu tư cũng bị phá hủy theo.
Và để không cho 2 tầng tiết kiệm và đầu tư bị phá hủy thì tầng nền móng sẽ cần phải vững chắc, đó chính là:
Tầng 1 - Bảo vệ tài chính
Đó chính là các Quỹ dự phòng trước rủi ro không mong đợi như bệnh tật, nằm viện, tai nạn, mất sớm. Quỹ dự phòng chính là nền tảng của sự giàu có bởi khi đã chuẩn bị dự phòng cho các tình huống bất trắc trong cuộc sống, chuyển giao rủi ro cho công ty tài chính bảo hiểm thì tầng tiết kiệm, tầng đầu tư sẽ không bị hao hụt. Những rủi ro luôn thường trực như:
Điều khác biệt ở các tầng là ở chỗ: Có thể cần đến hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng cho Quỹ hữu trí, Quỹ học vấn ở tầng tiết kiệm hay cho các khoản đầu tư bất động sản ở tầng đầu tư...nhưng với tầng nền móng của sự giàu có - Quỹ dự phòng trước rủi ro, chỉ cần số tiền rất nhỏ khởi đầu.
Chỉ 10%-15% thu nhập mỗi năm trích lập cho Quỹ dự phòng này, chúng ta có thể thiết lập Quỹ dự phòng nhiều tỷ đồng.
Bên cạnh đó, số tiền ủy thác lại được công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tư qua các Quỹ với tỉ suất sinh lời trung bình ~10%/ năm (tham khảo ở đây) để giúp khách hàng gia tăng tài sản tốt hơn.
Gần như có thể nói giải pháp tài chính Món Quà Tương Lai ILP2021 là sự tổng hòa của 3 tầng tháp tài chính với việc giúp khách hàng được bảo vệ tài chính, được tiết kiệm và được đầu tư.
>>> Mời Quý anh chị xem thêm video bên dưới để biết thêm về giải pháp tài chính đang được rất nhiều thân chủ lựa chọn:
Quý anh chị thấy giải pháp này thế nào? Có nhiều giải pháp khác nhau tùy vào nhu cầu tài chính và tình hình tài chính thực tế của anh chị. Hãy dành cho Huy chỉ khoảng 2h cho 2 buổi làm việc, Huy sẽ cùng anh chị hoạch định tài chính và cùng tìm ra giải pháp phù hợp cho chính mục tiêu tài chính của anh chị nhé!
Chào HUYTRAN. Bạn cho mình hỏi phí quản lý quỹ hưng thịnh được trừ trước mỗi lần định giá quỹ. Mỗi một tuần công ty manulife định giá quỹ 2 lần thì trừ phí 2 lần/tuần hay chỉ khi khách hàng giao dịch CCQ thì mới trừ khoản phí 2%. Xin cảm ơn bạn
Ý kiến bình luận sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng
Huy
October 26, 2021
Chào anh Thắng, phí quản lý đó đã được trừ trước khi hiển thị giá hàng tuần rồi anh nhé.